Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Ngọc Linh (tổng hợp) đã đăng lúc 14:36 - 13.11.2024

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan, đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí.
Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

 

Chiều 12/11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình thêm trước Quốc hội về một số nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên chất vấn về lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Liên quan đến vấn đề báo chí, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan; tăng cường đào tạo, tập huấn để báo chí theo kịp công nghệ, tính thời đại; định hướng tuyên truyền và cung cấp thông tin chính thống, mới mẻ, đúng đắn và có tính thời sự cao, đồng thời, cần tăng cường quản lý để các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của từng báo, tạp chí; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. Điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của báo in, báo điện tử xuống 10% để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí. Bên cạnh đó là đẩy mạnh ngân sách cấp, ngân sách hỗ trợ và đặt hàng với những thủ tục đơn giản nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời tăng cường thu nhập từ quảng cáo; hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số đối với các cơ quan báo chí.

Trước đó, kinh tế báo chí là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực này sáng 12/11.

Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) chất vấn: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã hội, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí, mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại, làm tốt vai trò "người lính xung kích" trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?

Mở đầu trả lời chất vấn nội dung này bằng cái nhìn xuyên suốt từ khi kinh tế thị trường bắt đầu hình thành và phát triển tại nước ta, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trước đây, các doanh nghiệp bắt buộc phải quảng cáo để bán hàng, chi khá nhiều tiền cho quảng cáo. Các cơ quan báo chí cũng mong muốn được tự chủ tài chính nhưng sau đó mạng xã hội xuất hiện, 80% quảng cáo trực tuyến, như vậy, nguồn thu của báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đã giảm đáng kể.

bo-truong-4t-tra-loi-chat-van-vgp

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội sáng 12/11 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, trong chỉ thị Thủ tướng Chính phủ ban hành về truyền thông chính sách có yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình. Ngoài chủ động đưa thông tin, có kế hoạch đưa thông tin, có bộ máy đưa thông tin, có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí. Đây là một thay đổi, thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách cho báo chí. Đặc biệt, trong kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới, cũng có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực truyền thông nhưng kinh doanh để làm báo.

Phát biểu tranh luận về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Nhị Hà Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho biết, trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng có nhận định, nhiều cơ quan báo chí hiện nay đã đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên, tuy nhiên kinh tế báo chí vẫn là thách thức với sự phát triển. Do đó, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị Bộ trưởng làm rõ việc áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, cơ chế đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công từ nguồn NSNN đối với cơ quan báo chí hiện nay đã và đang triển khai như thế nào, có gặp khó khăn gì không? Và có bao nhiêu cơ quan báo chí thực hiện được nội dung này? 

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện có 5 Bộ, ngành phê duyệt định mức và 3 cơ quan báo chí áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, cơ chế đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công từ nguồn ngân sách nhà nước… Trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

  • 4 tuần trước
  • 5117

Tổng Giám đốc

Nguyễn Thanh Lâm

Phó Tổng Giám đốc

ĐINH ĐẮC VĨNH

Phó Tổng Giám đốc

ĐỖ THANH HẢI

Phó Tổng Giám đốc

ĐỖ ĐỨC HOÀNG

Phó Tổng Giám đốc

LÊ QUYỀN

SẢN PHẨM TRUYỀN HÌNH

Dịch vụ quảng cáo
Dịch vụ quảng cáo
Sản phẩm nội dung số
Sản phẩm nội dung số
Truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền