Giải cứu người ở Campuchia từ Đường dây nóng Alo V9

Phương Phương đã đăng lúc 14:18 - 20.12.2023

15 phút phóng sự Hành trình tìm con trên đất Campuchia là kết quả của 3 tuần theo đuổi đề tài với nhiều gian nan của nhóm thực hiện. Câu chuyện có hậu từ Đường dây nóng Alo V9 thể hiện sự tin tưởng của người dân đối với chương trình trên sóng VTV.
Giải cứu người ở Campuchia từ Đường dây nóng Alo V9

Ngay sau khi phát sóng lần đầu tiên trên kênh VTV9 ngày 30/10/2023, phóng sự Hành trình tìm con trên đất Campuchia đã thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả.

Người mẹ nghèo không biết chữ ở tỉnh An Giang đã may mắn giải cứu con trai 21 tuổi bị làm nô lệ lao động ở Campuchia cho biết sau khi chị xem phim tài liệu Bẫy của VTV Đặc biệt phát sóng cuối tháng 12/2022 nên đã quyết định liên hệ với Đài Truyền hình Việt Nam trong lúc tuyệt vọng nhất. Khi chị “gõ cửa” chương trình Đường dây nóng Alo V9, con trai chị đang bị giam giữ, cưỡng bức lao động tại một địa điểm sát biên giới Campuchia và Thái Lan. Đường dây nóng Alo V9 phát sóng số đặc biệt ngày 30/10 đã dành thời lượng để thuật lại hành trính cứu con của người mẹ này. Đồng hành cùng chị Hào trong chặng đường cứu người đầy gian nan và nhiều điều cùng suy ngẫm là các nhà báo của Trung tâm THVN tại TP.HCM.

Hinh anh trong chuong trinh1

Phóng sự thu hút sự quan tâm của công chúng

Người mẹ tìm con trong câu chuyện là chị Trương Thị Hào (xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) có con trai 21 tuổi, Nguyễn Văn Quang, đi làm ở Campuchia. Quang đã lén những người quản thúc mình, mang điện thoại công ti giao cho để liên lạc khách hàng về nơi nghỉ, trốn gầm giường tránh giám sát để để gọi điện thoại cho mẹ. Khi có thể gửi định vị, người nhà mới biết chàng trai đang ở O Smach giáp biên giới Thái Lan. Nhà báo Đức Đệ đã đồng hành cùng chị Hào đi từ Việt Nam sang Campuchia, trở về lại Việt Nam và tiếp tục sang Campuchia để giải cứu con thành công trong 3 tuần. Chị Hào đã đến Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh tường trình, liên hệ Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Battambang, cảnh sát thành phố Samrong tỉnh Oddar Meancheay. Tuy nhiên cảnh sát trưởng trả lời rằng “đánh chó cũng phải nhìn chủ” dù chị Hào đã chi tiền trà nước. Lần theo định vị, dù đã tìm đến cửa công ti con chị làm việc nhưng không thể vào bên trong vì có hàng rào điện, kẽm gai chằng chịt. Do sợ lộ định vị nơi chờ con, 2h sáng chị Hào, phóng viên, người hỗ trợ dẫn đường phải đi về Việt Nam ngay và không được tiếp tục liên lạc để đảm bảo an toàn tính mạng. Những ngày sau đó nhóm thực hiện vẫn kiên trì không bỏ cuộc, tác động mạnh mẽ từ nhiều hướng. Sau cùng có một người làm trung gian giao 2000 đô la Mỹ đổi sang tiền Campuchia để chuyển khoản. Sau khi đi một ngày đường với hơn 600 km từ Việt Nam, chị Hào đã có thể nhìn thấy con của mình. Cùng ở trong căn nhà giải cứu giữa cánh đồng là một lao động người Việt khác mới trốn thoát khi sắp bị bán sang tay cũng đi cùng chuyến xe. Khi đến cửa khẩu Xa Mát cũng có 17 lao động bất hợp pháp trong nước được trả về cho Việt Nam.

Hinh anh trong chuong trinh3

Người mẹ mong ngóng gặp con

Cuộc giải cứu con của chị Hào ở An Giang chỉ là một trong những trường hợp may mắn trong số hàng ngày người rơi vào đường dây buôn bán người của các tổ chức lừa đảo trực tuyến. Các cuộc tháo chạy của hàng ngàn lao động Việt Nam diễn ra từng ngày từng giờ, trong đó có những đợt lớn như ngày 18/8/2022 sự việc 42 lao động Việt Nam trốn khỏi sòng bạc Rich World ở Campuchia và bơi qua sông Bình Di (An Giang) để về quê và tháng 9/2022 lại có 70 lao động Việt Nam trốn chạy ở cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh)…cho thấy tình hình phức tạp của những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia . Những nô lệ lao động phải thực hiện lừa đảo qua mạng với các hình thức đánh bạc, hẹn hò trực tuyến, mua bán chứng khoán…Giấc mơ “việc nhẹ lương cao” hoàn toàn sụp đổ khi các lao động không hoàn thành chỉ tiêu hàng ngày sẽ bị chích điện, đánh đập, bỏ đói...Tuy vậy, lớp người được cứu về thì vẫn có những người tiếp tục đang chờ nhập cảnh đi tìm chân trời mới, trong đó có người không bao giờ trở lại…Câu chuyện có hậu của mẹ cho chị Hào trong phóng sự đã được nhóm thực hiện đưa lên sóng những hình ảnh chân thật nhất với mong muốn tăng thêm mức độ cảnh báo cho những lao động trẻ, những gia đình có con em đang dự định sang Campuchia hãy tỉnh táo trước khi quá muộn. Ở nơi đất khách quê người, công dân Việt Nam chỉ như một món hàng trao tay của bọn buôn người. Nhà báo Đức Đệ chia sẻ “Dù nhìn thấy có những trở ngại khi thực hiện nhưng khi thấy được sự tin tưởng của người dân đối với Đường dây nóng của kênh truyền hình quốc gia VTV9 thì chúng tôi quyết tâm thực hiện. Trở thành địa chỉ người dân nhớ đến, tin tưởng và tựa vào khi gặp khó khăn là động lực để chúng tôi không bỏ cuộc”. Bộ phim đã có thấy những nỗ lực dấn thân khi tác nghiệp của những người làm chương trình. Vào tháng 8/2023, phóng sự Giữ rừng hay phá rừng đề cập những bất cập trong quy hoạch 3 loại rừng ở đồi Hương Ly dưới chân núi Voi tỉnh Lâm Đồng cũng được thực hiện từ những cuộc gọi của người dân đến Đường dây nóng Alo V9. Ngoài ra còn rất nhiều các trường hợp khác đã được giải quyết nhanh chóng nhờ sự nhập cuộc nhanh chóng của các phóng viên.

Nhà báo Đức Đệ trong chuyến tác nghiệp ở Campuchia0

Nhà báo Đức Đệ trong chuyến tác nghiệp ở Campuchia

 Chuyên mục Đường dây nóng Alo V9 (phát sóng 20h10 tối thứ 2 hàng tuần trên kênh VTV9) với số điện thoại 0389247247 nhiều năm qua đã là địa chỉ tin cậy của người dân để phản ánh những bất cập trong đời sống an sinh, xã hội nhằm có những phản ánh kịp thời, kết nối giữa các cơ quan ban ngành, đơn vị liên quan để khắc phục cũng bất cập, khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở các câu chuyện an sinh về đường xá, cầu cống, kiện tụng đất đai, bịt kín hẻm ngõ sai quy định, dự án nhà ở xã hội, những câu chuyện lớn liên quan đến an toàn tính mạng, vi phạm đất rừng… cũng được người dân chia sẻ với chương trình. Họ đã cung cấp nhiều hình ảnh, video, tài liệu liên quan, cũng như sẵn sàng quay hình để nói lên sự thật với mong muốn cùng với VTV thông tin, cảnh báo cho mọi người. Nỗ lực đeo bám đến cùng của các nhóm phóng viên để có thể đi đến cùng của các vấn đề khi tác nghiệp là sự tin tưởng và đồng hành của người dân. Hiệu quả của chương trình đã mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, không chỉ phản ánh những vấn đề còn bất cập, chương trình cũng có tính chất cung cấp thông tin, kiến thức về pháp luật, an ninh và lan toả các hình ảnh tích cực trong cuộc sống. Điều hạnh phúc nhất của những người thực hiện chuyên mục là người dân được giải quyết thoả đáng những bức xúc để thấy lại được nụ cười trên môi, niềm tin trong cuộc sống. Những món quà giản dị của bà con gửi tặng như các rổ quả hồng chín mọng, những gói bánh quê thơm dẻo là niềm vui ý nghĩa cho những người làm truyền hình.  

 

  • một năm trước
  • 4336

Tổng Giám đốc

Nguyễn Thanh Lâm

Phó Tổng Giám đốc

ĐINH ĐẮC VĨNH

Phó Tổng Giám đốc

ĐỖ THANH HẢI

Phó Tổng Giám đốc

ĐỖ ĐỨC HOÀNG

Phó Tổng Giám đốc

LÊ QUYỀN

SẢN PHẨM TRUYỀN HÌNH

Dịch vụ quảng cáo
Dịch vụ quảng cáo
Sản phẩm nội dung số
Sản phẩm nội dung số
Truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền